CÁC DẠNG THANG ÂM ĐIỆU THỨC NĂM ÂM – NHẬT ORGAN
Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, thang năm âm là dạng dùng rất phổ biến. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thống thang âm, điệu thức trong âm nhạc cổ truyền mặc dù còn có một điều chưa đi đến thống nhất nhưng mọi người đều thừa nhận hai hệ thống điệu thức chính của người việt là điệu bắc và điệu nam (ở mỗi hệ thống lại có nhiều “hơi” như nam xuân, nam ai v.v..) Ngoài ra còn điệu oán là dạng điệu thức đặc trưng của người việt ở nam bộ xuất hiện muộn hơn so với dạng thang âm trên. Các dạng điệu thức này lại có những biến thể do cách sử dụng của từng địa phương trong từng thể loại âm nhạc.
Trong điệu thức của âm nhạc truyền thống việt nam không có độ cao cố định mà có độ “non” già tùy theo từng bài bản. Do vậy đã tạo ra sự phong phú về âm điệu trong âm nhạc.
ĐIỆU THỨC NĂM ÂM I (bắc hay chủy)
Đây là loại điệu thức được dùng phổ biến trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Các nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Văn Khuê, Hoàng Kiều, Thị Loan v.v.. Dạng điệu thức này là điệu bắc. Cấu tạo điệu thức này giống với điệu chủy trong âm nhạc Trung Quốc.
Thành phần cấu tạo của điệu thức này bao gồm hai nhóm âm, mỗi nhóm gồm ba âm liên kết với nhau theo khung quãng 4, hai nhóm có thành phần quãng giống nhau: 1 cung + 1,5 cung.
Điệu thức này thường dùng trong các bản nhạc vui, khỏe. Tuy nhiên do cấu trúc thang âm có hai quãng 3 thứ (bậc II – IV và VI – VIII) nên âm điệu vẫn có tính chất mềm mại biểu hiện được nội dung trữ tình, thiết tha.
Ví dụ điệu thức năm âm I (bắc chủy): C – D – F – G – A – C
Trong đó:
- C – D: 1 cung
D – F: 1,5 cung
F – G: 1 cung
G – A: 1 cung
A – C: 1,5 cung
ĐIỆU THỨC NĂM ÂM II
Đây cũng là một dạng điệu thức cũng rất phổ biến trong các hình thức, thể loại âm nhạc truyền thống từ miền bắc cho đến miền nam. Khi nghiên cứu về điệu thức trong dân ca quan họ bắc ninh nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã cho rằng đây là dạng điệu thức phổ biến nhất, có thể coi là điệu thức cơ bản của dân ca quan họ. Điệu thức này trong âm nhạc truyền thống gọi là điệu nam. Điệu vũ trong âm nhạc trung quốc có cấu tạo giống với điệu này.
Điệu thức năm âm II có cấu tạo gồm hai nhóm: Mỗi nhóm có ba âm kết hợp trong khung quãng 4 đúng. Các nhóm có cấu tạo quãng giống nhau 1,5 cung + 1 cung.
Điệu thức này gồm hai quãng 3 thứ (bậc I – III và bậc V – VII). Quãng giữa bậc thấp nhất và bậc cao nhất là quãng 7 thứ (đô với si). Các làng điệu sử dụng điệu thức này thường mang sắc thái buồn, diệu dàng tha thiết.
Ví dụ điệu thức năm âm II nam (vũ): C – Eb – F – G – Bb – C
Trong đó:
- C – Eb: 1,5 cung (quãng 3 thứ)
Eb – F: 1 cung (quãng 2 trưởng)
F – G: 1 cung (quãng 2 trưởng)
G – Bb: 1,5 cung (quãng 3 thứ)
Bb – C: 1 cung (quãng 2 trưởng)
ĐIỆU THỨC NĂM ÂM III
Đây là điệu Nam Xuân trong âm nhạc cổ truyền. Nó có cấu tạo giống điệu Thương trong âm nhạc trung quốc. Như sự pha trộn giữa điệu thức năm âm I và điệu thức năm âm II, điệu thức này cũng gồm hai nhóm: Ba âm liên kết bởi khung quãng 4 đúng. Tuy nhiên cấu tạo quãng lại khác nhau.
Nhóm ba âm trầm: 1 cung + 1,5 cung (giống điệu thức năm âm I)
Nhóm ba âm cao: 1,5 cung + 1 cung (giống điệu thức năm âm II)
Các bài dùng dạng điệu thức này có tính bâng khuâng, mơ hồ, không vui, không buồn.
Ví dụ điệu thức năm âm III Nam Xuân (Thương): C – D – F – G – Bb – C
Trong đó:
- C – D: 1 cung
D – F: 1,5 cung
F – G: 1 cung
G – Bb: 1,5 cung
Bb – C: 1 cung
ĐIỆU THỨC NĂM ÂM IV
Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Hoàng Kiều đây là điệu Huỳnh trong âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nó có cấu tạo tương ứng với điệu cung trong âm nhạc trung quốc. Đây cũng là dạng điệu thức xuất hiện nhiều trong âm nhạc truyền thống người Việt, nhất là khu vực phía bắc.
Trục chính trong thang âm này là quãng 5 + quãng 4 (bậc I – V – I).
Điệu thức này có tính chất khỏe, sáng, cứng cỏi v.v.. Gần với tính chất trưởng trong âm nhạc châu âu. Nó thường được dùng trong các bài vui, khỏe, đàng hoàng, đĩnh đạt v.v..
Ví dụ điệu thức năm âm IV huỳnh (cung): C – D – E – G – A – C
Trong đó:
- C – D: 1 cung
D – E: 1 cung
E – G: 1,5 cung
G – A: 1 cung
A – C: 1,5 cung
ĐIỆU THỨC NĂM ÂM V
Đây là dạng điệu thức đặc biệt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam gọi là điệu oán. Nó không giống với dạng nào trong hệ thống điệu thức của trung quốc. Đây là dạng điệu thức xuất hiện tương đối muộn ở miền nam Việt Nam. Điệu thức này đặc biệt có âm điệu ba cung (bậc III – VII), chính âm điệu này đã tạo nên sắc thái riêng rất độc đáo cho các bài bản.
Ngoài dạng điệu thức cơ bản trên, thực tế ở địa phương có một số bậc được nâng lên hay hạ thấp xuống một chút (thường không quá nữa cung) đã tạo thành nhiều dạng biến thể của điệu oán.
Điệu thức này rất phổ biến trong âm nhạc dân gian nam bộ cũng như trong âm nhạc thính phòng và sân khấu cải lương.
Điệu thức oán thường thể hiện tâm tư tình cảm, nổi buồn sâu đậm, da diết, chất chứa nổi niềm thâm trầm, não ruột. Điệu thức oán trong các câu hò, điệu ru nam bộ nghe rất là ngọt ngào, mùi mẫn, quyến rủ lòng người.
Ví dụ điệu thức năm âm V oán: C – Eb – F – G – A – C
Trong đó:
- C – Eb: 1,5 cung
Eb – F: 1 cung
F – G: 1 cung
G – A: 1 cung
A – C: 1,5 cung