CÁCH XÁC ĐỊNH GIỌNG, DỊCH GIỌNG TRÊN BẢN NHẠC – NHẬT ORGAN
XÁC ĐỊNH GIỌNG
Xác định giọng là việc rất cần thiết khi tìm hiểu hoặc luyện tập một tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp người học định hướng được thang âm, giai điệu và hòa âm của tác phẩm.
Muốn xác định giọng của một bản nhạc hay một đoạn nhạc, chúng ta cần phải dựa vào các yếu tố sau:
- Dấu hóa đầu khóa
Âm kết bài
Sướng âm (lên hơi trưởng hay thứ)
Dấu hóa bất thường trong đoạn đó
DỊCH GIỌNG
Mục đích của việc dịch giọng:
- Để phù hợp âm vực người hát
Để phù hợp với nhạc cụ biểu diễn
Thường xảy ra trong tác phẩm khí nhạc
CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH GIỌNG
Có ba phương pháp dịch giọng:
Dịch giọng theo quãng đã định
- Là xác định xem từ giọng gốc dịch theo 1 quãng đã định sẽ đến giọng nào đó. Ta cần Viết lại dấu hóa theo giọng mới, dịch chuyển tất cả các âm của tác phẩm lên hoặc xuống theo quãng đã định.
Ví dụ: Cho bản nhạc với giọng gốc là C-dur. Dịch lên quãng 3 trưởng sẽ được giọng mới là E-dur.
Thay đổi các dấu hóa theo khóa
- Dịch giọng cách thay đổi dấu hóa ở khóa biểu. Phương pháp này khi cần dịch giọng lên hoặc xuống nữa cung chromatic so với giọng gốc. Cách dịch giọng này giữ nguyên các âm trong tác phẩm chỉ thay đổi dấu hóa ở khóa biểu cho phù hợp với giọng sẽ chuyển đến.
Ví dụ: Cho bản nhạc với giọng gốc là C-dur. Dịch đi lên nữa cung chromatic sẽ được giọng mới là Cis-dur.
Thay đổi khóa nhạc
- Phương pháp này ít được dùng hơn hai phương pháp trên khi tiến hành dịch giọng. Các âm trên khuông nhạc tác phẩm không thay đổi, chỉ thay đổi khóa nhạc, hóa biểu đầu khóa cho phù hợp với giọng mới.
Ví dụ: Cho bản nhạc với giọng gốc là C-dur. Áp dụng phương pháp dịch giọng thay đổi khóa nhạc (cụ thể là chuyển thành khóa F) để dịch giọng của bản nhạc lên một quãng 3 trưởng. Ta sẽ được giọng mới là E-dur.