HỢP ÂM 7 LÀ GÌ? HỢP ÂM 7 ÁT, HỢP ÂM 7 HẠ ÁT, HỢP ÂM 7 DẪN VÀ CÁC THỂ ĐẢO CỦA CHÚNG – NHẬT ORGAN
HỢP ÂM 7 LÀ GÌ?
Hợp âm 7 gồm 4 âm thanh chồng lên nhau theo quãng 3, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 7.
HỢP ÂM 7 ÁT
Hợp âm 7 át là hợp âm 7 được xây dựng trên bậc V của điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ hòa thanh.
Cấu tạo của hợp âm 7 át gồm:
- Hợp âm năm trưởng phía dưới, chồng lên trên là 1 quãng 3 thứ.
Hai âm ngoài cùng bậc I – VII tạo thành quãng 7 thứ.
Ví dụ:
- C-dur: Hợp âm 7 át là G7
a-moll hòa thanh: Hợp âm 7 át là E7
HỢP ÂM 7 HẠ ÁT
Hợp âm 7 hạ át Là hợp âm 7 được xây dựng trên bậc II của điệu thức
- Hợp âm 7 hạ át ở giọng trưởng tự nhiên là hợp âm bảy thứ ba thứ (gồm hợp âm ba thứ và một quãng 7 thứ)
Hợp âm 7 hạ át ở giọng trưởng hòa thanh và giọng thứ tự nhiên là hợp âm bảy thứ (hợp âm ba giảm và một quãng 7 thứ)
Ví dụ:
- C-dur: Hợp âm 7 hạ át là Dm7
a-moll: Hợp âm 7 hạ át là Bm7-5
HỢP ÂM 7 DẪN
Hợp âm 7 dẫn là hợp âm được xây dựng trên bậc VII của điệu trưởng tự nhiên và hòa thanh, cũng như điệu thứ hòa thanh.
- Hợp âm 7 dẫn trong giọng trưởng tự nhiên là hợp âm 7 dẫn thứ (hợp âm ba giảm chồng lên trên là một quãng ba trưởng)
Hợp âm 7 dẫn trong điệu trưởng hòa thanh và thứ hòa thanh là hợp âm 7 dẫn giảm (hợp âm ba giảm chồng lên trên là một quãng ba thứ)
Hợp âm 7 dẫn trong giọng thứ tự nhiên là hợp âm 7 át
Ví dụ:
- C-dur: Hợp âm 7 dẫn là Bm7-5
C-dur hòa thanh: Hợp âm 7 dẫn là Bdim7
a-moll: Hợp âm 7 dẫn là G7
a-moll hòa thanh: Hợp âm 7 dẫn là G#dim7
CÁC THỂ ĐẢO CỦA HỢP ÂM 7
Hợp âm 7 có 3 thể đảo
Thể đảo một:
- Được gọi là hợp âm năm sáu (6/5).
Âm một chuyển lên một quãng 8, âm ba ở bè trầm.
Thể đảo hai:
- Được gọi là hợp âm ba bốn (4/3)
Âm một và âm ba chuyển lên một quãng 8, âm năm ở bè trầm.
Thể đảo ba:
- Được gọi là hợp âm hai (2)
Âm một, âm ba và âm năm chuyển lên một quãng 8, âm bảy ở bè trầm.
Lưu ý:
- Tên của các thể đảo được gọi theo quãng tạo ra từ âm dưới cùng của hợp âm đến âm gốc và âm ngọn của nó.
Ví dụ:
Hợp âm 7 át của giọng Đô trưởng và ba thể đảo của nó: