NHẬP MÔN VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ NHỮNG THUỘC TÍNH ÂM THANH TRONG NHẠC LÝ – NHẬT ORGAN
NHẠC LÝ LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN PHẢI HỌC NHẠC LÝ?
Nhạc lý – lý thuyết âm nhạc, hiểu đơn giản là một ngôn ngữ dành riêng cho âm nhạc. Nhạc lý cung cấp cho bạn những công cụ giúp bạn hiểu, diễn giải và sử dụng âm nhạc một cách linh hoạt.
Cũng giống như cách bạn giao tiếp hằng ngày, các bạn có thể dùng tiếng nói của mình để hiểu về thế giới xung quanh, giao tiếp với người khác hay thể hiện bản thân. Nhạc lý cũng có chức năng tương tự đối với âm nhạc, giúp bạn có thể hiểu cách các nốt nhạc, hợp âm, giai điệu, nhịp điệu phối hợp với nhau.
Bạn cứ hình dung thế này, nếu một ngày nào đó bạn đi chơi cùng với một ban nhạc, gặp những người học hành khá bài bản về âm nhạc. Do vậy khi chỉ huy ban nhạc người ta sẽ dùng những ngôn ngữ trong môn nhạc lý để giao tiếp. Lúc đó bạn chưa học hoặc học không tới nơi tới chốn về nhạc lý thì làm sao bạn hiểu được. Lúc đó bạn nghĩ như thế nào? Như tôi là tôi kiếm cách độn thổ chứ ngồi vậy kì lắm. Chẳng lẻ lúc này bạn mới đi học lại nhạc lý hay sao?
Do vậy lời khuyên của tôi lúc này ngay lập tức, đã xác định học nhạc dù bất kì loại nhạc cụ nào thì việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu cho tôi về bộ môn nhạc lý. Khi bạn càng nắm vững nhạc lý, bạn sẽ dễ dàng sử dụng chúng một cách tự nhiên, theo phản xạ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.
CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA ÂM THANH TRONG ÂM NHẠC
Nói cho dễ hiểu là khi bạn đánh bất kì một nốt nhạc nào đó trên đàn vang lên. Âm thanh phát ra đó, nó sẽ phụ thuộc vào bốn thuộc tính cơ bản: Cao độ, Trường độ, Cường độ và Âm sắc.
CAO ĐỘ
- Là độ cao thấp của âm thanh, phụ thuộc vào tần số tốc độ giao động của vật thể rung. Tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại.
- Ví dụ: Âm thấp của đàn piano có tần số khoảng 27,5Hz( Hz là chữ viết tắt của Hertz, đơn vị đo tần số âm thanh), Âm cao nhất của đàn piano có tần số 4187Hz.
- Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số dao động từ 25Hz đến 4400Hz.
TRƯỜNG ĐỘ
- Là độ ngân dài hoặc ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian cũng như quy mô của dao động lúc âm thanh bắt đầu vang lên.
- Ví dụ như lúc bắt đầu tầm cữ dao động của âm thanh càng hẹp thì thời gian tắt của nó âm thanh càng ngắn.
- Thật ra độ dài ngắn không làm thay đổi tính chất vật lí của âm thanh. Nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong âm nhạc.
CƯỜNG ĐỘ
- Là độ vang to hoặc nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ dao động của nguồn phát âm. Biên độ dao động càng lớn thì âm thanh càng to và ngược lại.
- Đơn vị đo cường độ âm thanh là Deciben ( viết tắt là Db ).
- Tuy nhiên trong âm nhạc, cường độ âm thay đổi rất nhanh, liên tục. Thậm chí trong từng nhịp cũng có âm mạnh, âm nhẹ nên người ta không dùng đơn vị Db để diễn tả cường độ mà dùng kí hiệu như p, mp, mf, f. Mọi người sẽ rất hay gặp những kí hiệu này trong bản nhạc piano.
Âm sắc
- Là màu sắc của âm thanh phụ thuộc vào tính chất vật thể rung
- Chẳng hạn như màu sắc âm thanh của các nhạc cụ hoặc là giọng hát của mỗi người.