NỮA CUNG, NGUYÊN CUNG CHROMATIC – DIATONIC – NHẬT ORGAN
THẾ NÀO LÀ CUNG VÀ NỮA CUNG?
Khi bạn làm toán, một đơn vị đếm là khoảng cách giữa từng số với nhau. Bạn hiểu rằng (số 5 cách số 1 là bốn đơn vị), (Số 6 cách số 4 là hai đơn vị). Âm thanh cũng vậy, bạn sẽ có cảm giác nốt Mi có âm thanh cao hơn nốt Do. Nhưng làm cách nào để biết nốt Mi cao hơn nốt Do cụ thể là bao nhiêu? Hay nốt Fa sẽ cao hơn nốt Re bao nhiêu?
Đó chính là lý do khái niệm “cung” xuất hiện.
Cung (step) & nửa cung (half step) là những đơn vị đo khoảng cách cao độ giữa các bậc âm thanh trong âm nhạc.
Trong 7 bậc cơ bản (Đô – rê – mi – fa – sol – la – si – đô) có 2 khoảng cách nửa cung (half) ở mi – fa và si – đo; khoảng cách giữa các bậc còn lại là 1 cung (whole).
Nếu so sánh sẽ thấy cung (whole) bằng 2 cái nửa cung (half).
NỮA CUNG CHROMATIC
Là nữa cung được tạo ra bởi:
- Giữa bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp của nó
Ví dụ: C với C#, D với Db
- Giữa bậc nâng cao với sự nâng cao kép của nó, giữa sự hạ thấp với sự hạ thấp kép của nó
Ví dụ: C# với C##, Db với Dbb
NỮA CUNG DIATONIC
Là nữa cung được tạo bởi:
- Giữa hai bậc kề nhau của hàm âm
Ví dụ: E với F, B với C
- Giữa bậc cơ bản với bậc chuyển hóa nâng cao hoặc hạ thấp kề bên
Ví dụ: C với Db, F# với G
- Giữa hai bậc chuyển hóa kề nhau
Ví dụ: Bb với Cb, Eb với Fb, F## với G#
NGUYÊN CUNG DIATONIC
Là nguyên cung được tạo bởi:
- Giữa hai bậc cơ bản kề nhau
Ví dụ: C với D, F với G
- Giữa bậc cơ bản với bậc chuyển hóa kề nhau:
Ví dụ: E với F#, B với C#
- Giữa hai bậc chuyển hóa kề nhau
Ví dụ: Db với Eb, F# với G#
NGUYÊN CUNG CHROMATIC
Là nguyên cung được tạo bởi:
- Giữa bậc cơ bản với sự nâng cao kép hoặc hạ thấp kép của chính nó
Ví dụ: C với C##, D với Dbb
- Giữa hai bậc chuyển hóa của cùng một bậc cơ bản
Ví dụ: Db với D#, C# với Cb
- Giữa hai bậc cách nhau một bậc tạo thành một cung
Ví dụ: C# với Eb, F# với Ab